C
Carbosulfan
Có trong: Thuốc tím Vifu Super
Hoạt chất Carbosulfan là gì?
Hoạt chất Carbosulfan thuộc nhóm Carbamate, có nguồn gốc từ các axit carbamic và cách tiêu diệt côn trùng gây hại giống với thuốc trừ sâu lân hữu cơ ( organophosphate ). Hoạt chất này là một dẫn xuất của hoạt chất Carbofuran ( hiện nay đã cấm sử dụng tại Việt Nam ), nhưng độc tính của nó thấp hơn nhiều.
Carbsulfan có tên hóa học là 2,3-Dihydro-2,2-dimethyl-7-benzofuranyl[(dibutylamino)thio] methylcarbamate và công thức hóa học là C20H32N2O3S.
Hoạt chất này thường ở dạng lỏng màu nâu, tỉ trọng 1.056, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Cách thức hoạt động của Carbosulfan
Sau khi côn trùng tiếp xúc với Carbosulfan thì hoạt chất này sẽ chuyển hóa thành Carbofuran trong cơ thể và tiêu diệt chúng. Nó có cơ chế tác động vào hệ thần kinh của côn trùng, làm cho thần kinh của chúng bị kích thích quá mức dẫn đến bị tổn thương và tê liệt.
Hoạt chất Carbosulfan có phổ tác động rộng và lưu dẫn nên cây trồng sẽ hấp thu qua rễ, lá và phân bố nó đến khắp cây trồng. Lúc này cây trồng được bảo vệ tối đa. Ngoài ra. nó còn có cơ chế vị độc, tiếp xúc giúp xua đuổi và tiêu diệt côn trùng nhanh chóng.
Tác dụng của hoạt chất Carbosulfan
Hoạt chất Carbosulfan thường được sử dụng để phòng trị tuyến trùng và bọ cánh cứng đục thân cây. Nó dùng để thay thế Carbofuran, do độc tính thấp và an toàn hơn. Ngoài ra, hoạt chất này còn được dùng để phòng trừ nhiều loại côn trùng khác nhau như : sâu đục thân, sâu ăn lá, nhện, cho lúa, rau màu, cây ăn quả và cây công nghiệp.
Carbosulfan có độc không ?
Carbosulfan thuộc nhóm độc II. Với các chỉ số như LD50 qua miệng là 209 mg/kg, LD50 qua da 2000 mg/kg. Nó có thời gian cách ly 14 ngày từ ngày phun.
Theo nhiều nguyên cứu, hoạt chất này không gây ung thư cho con người.
Độc với cá nên khi sử dụng phải cẩn thận ở những nơi nuôi trồng thủy hải sản.
Hoạt chất này không bền trong môi trường đất. Khoảng 2 đến 5 ngày, nó phân hủy thành Carbofuran. Sau đó Carbofuran sẽ thủy phân thành các nhóm carbamate ester hoặc bị oxi hóa.
Nguồn: https://nongnghiepqc.info/hoat-chat/carbosulfan
D
Dinotefuran
Có trong: Thuốc diệt gián Seclira, Thuốc Tím trị rệp Starkle-G
Hoạt chất Dinotefuran là gì?
Hoạt chất Dinotefuran là một loại thuốc trừ sâu của lớp neonicotinoid được phát triển bởi Mitsui Chemicals để kiểm soát côn trùng gây hại như rệp, ruồi trắng, bọ chét, rầy lá, chim mòng biển, ruồi, ruồi nốt ruồi, ấu trùng trắng, bã nhờn, bọ rùa, bọ cánh cứng, bọ chét và gián trên rau lá trong vườn, tiêu diệt các loại côn trùng như bọ chét, gián, ruồi trong các dân cư và đô thị.
Dinotefuran
(C7H14N4O3)
(RS)-1methyl-2-nitro-3-(tetrahydro-3-furylmethyl)guanidine
Cơ chế tác động của Dinotefuran
Dinotefuran tác dụng đến côn trùng và sâu bọ thông qua tiếp xúc và vị độc. Tức là thuốc sẽ ảnh hưởng đến chúng thông qua tiếp xúc trực tiếp như phun xịt hoặc là ăn phải các loại rau đã được phun xịt thuốc có chứa hoạt chất Dinotefuran. Dinotefuran kích thích thụ quan nicotinic axetylcholin ảnh hưởng đến xinap trong hệ thần kinh trung ương côn trùng. Nó làm gián đoạn hệ thần kinh của côn trùng bằng cách ức chế thụ thể acetylcholine nicotinic.
Dinotefuran cũng được sử dụng trong y học thú y như bọ chét và bọ chét cho chó và phòng ngừa bọ chét cho mèo. Nó được sử dụng kết hợp với pyriproxifen hoặc permethrin..
Dinotefuran hoạt động rất mạnh trên một chủng bạch cầu bạc trắng nào đó đã phát triển đề kháng với imidacloprid
Dinotefuran không ức chế cholinesterase hoặc can thiệp vào các kênh natri. Do đó, cơ chết hoạt động của nó khác với organophosphate, carbamate và pyrethroid. Dinotefuran hoạt động như một chất chủ vận của các thụ thể acetylcholine nicotinic côn trùng. Dinotefuran ảnh hưởng đến sự gắn kết acetylcholine nicotinic khác với các thuốc trừ sâu neonicotinoid khác.
Hoạt chất Dinotefuran có thể tồn lưu trong vài tuần.
Độc hay không?
Trong môi trường điều kiện thông thường và sử dụng thuốc đã điều chế Dinotefuran thì sẽ không có những ảnh hưởng gì đối với con người.
Nếu sử dụng quá liều lượng có thể sẽ dẫn đến kích ứng da, ngộ độc có thể dẫn đến tử vong.
Dinotefuran được sử dụng để kiểm soát rệp, rầy, phễu, rầy, ruồi trắng trên lúa mì, gạo, bông, rau, cây ăn quả, thuốc lá .
Dinotefuran kiểm soát sâu bọ, sâu bướm trái cây, bọ cánh cứng bọ chét tốt hơn so với imidacloprid.
Nó cũng có tác dụng tốt đối với các loài gây hại như Coleoptera, Diptera, Lepidoptera và các loại sâu bệnh hại công cộng như gián, mối và ruồi.
Thuốc sẽ ảnh hưởng đối với các côn trùng có lợi như ong, vì vậy không phun xịt thuốc khi đang trong quá trình thụ phấn của hoa.
Hoạt chất Dinotefuran không ảnh hưởng đến vật nuôi trong nhà như chó, mèo.
Nguồn: https://pestakill.com/hoat-chat-dinotefuran/; https://us.mitsuichemicals.com/service/product/dinotefuran.htm
I
Imidacloprid
Có trong: CONFIDOR 200SL (Bayer)
Hoạt chất Imidacloprid là gì ?
Hoạt chất imidacloprid là thuốc trừ sâu phổ rộng, có tác dụng lưu dẫn và hoạt động như một chất độc thần kinh của côn trùng. Nó thuộc nhóm hóa chất neonicotinoids. Từ neonicotinoids có thể nghe quen thuộc với bạn vì có chứa từ "nicotine". Điều này có nghĩa là hoạt chất này được tạo ra để bắt chước các đặc tính của nicotine, một chất độc thần kinh được tìm thấy trong thuốc lá.
Imidacloprid đã được cấp bằng sáng chế tại Hoa Kì bởi công ty Bayer CropScience vào năm 1992 để sử dụng trong nông nghiệp. Ban đầu, nó được sử dụng để kiểm soát dịch hại trong nông nghiệp. Sau đó, nó được áp dụng nhiều nơi như kiểm soát mối mọt trong nhà, sử dụng trong các vườn cỏ, kiểm soát bọ chét trên vật nuôi trong nhà và làm chất bảo quản cho một số loại sản phẩm làm từ gỗ.
Loại côn trùng mà hoạt chất này tiêu diệt tốt nhất là rệp, kiến, ruồi, gián và mối. Nó cũng thường được sử dụng vào đất, hạt giống và tán lá để kiểm soát côn trùng hút chất dinh dưỡng như rệp, bọ trĩ, ruồi trắng, côn trùng trong đất và một số loại bọ cánh cứng. Nó được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp và đặc biệt hiệu quả khi xử lý hạt giống và đất.
Cách thức hoạt động của Imidacloprid
Imidacloprid được thiết kế để bắt chước tác dụng của nicotine, thường thấy trong thuốc lá. Cách thức hoạt động của nó là truyền các kích thích để phá vỡ và ức chế hệ thần kinh của côn trùng khi côn trùng ăn hoặc hấp thụ chất độc vào cơ thể chúng.
Nói cách khác, hoạt chất này ức chế hệ thần kinh của côn trùng mạnh hơn so với động vật có vú. Đó là lý do vì sao hoạt chất này không gây hại nhiều cho động vật và con người. Kết quả của sự ức chế này, côn trùng bắt đầu tích tụ acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng, dẫn đến côn trùng bị tê liệt và chết.
Hoạt chất Imidacloprid có cách thức hoạt động kép, có nghĩa là nó ảnh hưởng đến côn trùng khi tiếp xúc và nuốt phải. Sau khi sử dụng, một khi côn trùng đã tiếp xúc với hoạt chất này, hoạt động kiếm ăn của chúng sẽ dừng lại trong vòng vài phút đến vài giờ và chết trong vòng 1 đến 2 ngày, nhưng có thể mất đến 7 ngày tùy thuộc vào nồng độ và loại côn trùng cần tiêu diệt.
Lợi ích sử dụng
Imidacloprid có nhiều dạng khác nhau, nhưng thường được dùng nhất là dạng hạt, gel và lỏng.
Hoạt chất này có tác dụng chống côn trùng gây hại và đặc biệt là bào vệ cây trồng khi côn trùng phá hoại vì đây là loại thuốc trừ sâu lưu dẫn nên thuốc sẽ đi sâu vào cây từ rễ đến lá mà không gây hại nhiều cho cây. Côn trùng khi cắn vào cây sẽ bị ảnh hưởng và chết.
Hoạt chất Imidacloprid được sử dụng tốt nhất để điều trị chống lại sự xâm nhập của sâu bệnh trên các cây nông nghiệp. Ở trong nhà, nó có tác dụng tuyệt vời để kiểm soát sự phá hoại của kiến và gián dưới dạng mồi nhử.
Hạn chế
Nếu sử dụng hoạt chất Imidacloprid kéo dài có thể dẫn đến côn trùng phát triển khả năng kháng thuốc. Nếu bạn muốn côn trùng chết ngay lập tức và không tiêu diệt toàn bộ quần thể của côn trùng thì bạn đừng nên sử dụng hoạt chất này.
Hoạt chất Imidacloprid có độc không ?
Imidacloprid an toàn khi sử dụng cẩn thận theo hướng dẫn ghi trên nhãn sản phẩm. Khi sử dụng sản phẩm có chứa hoạt chất này, bạn nên thận trọng và sử dụng găng tay, quần áo bảo hộ. Vui lòng sử dụng sản phẩm theo hướng dẫn trên nhãn và chú ý đến các biện pháp an toàn trên nhãn khi sử dụng sản phẩm.
Nguồn:
https://nongnghiepqc.info/hoat-chat/imidacloprid
https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/2019/05/09/hoat-chat-imidacloprid-la-gi/
http://npic.orst.edu/factsheets/imidagen.html