Cây trồng hấp thu Ca dưới dạng Ca2+, và nồng độ calcium trong cây biến thiên từ 0,2 - 1,0 %. Ca có vai trò quan trọng trong cấu trúc và tính thấm của màng tế bào. Thiếu Ca gây ra sự phá vỡ cấu trúc màng tế bào, dẫn đến sự mất khả năng giữ các hợp chất có khả năng khuếch tán trong tế bào. Ca làm tăng cường sự hấp thu NO3—N vì thế cho nên Ca có sự tương quan với quá trình trao đổi chất đạm. Sự hiện diện của Ca2+ cũng tạo ra một số điều chỉnh trong sự hấp thu các cation.
CaCO3



Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy là khả năng hấp thu K+ và Na+ của cây là ngang bằng nhau khi không có sự hiện diện của Ca, nhưng khi có sự hiện diện của Ca sự hấp thu K+ vượt cao hơn nhiều so vơi Na+.

Ca có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và phân chia tế bào, thiếu Ca sẽ xuất hiện sự thui chột các mầm trên thân và chóp rễ, làm ngưng sự sinh trưởng của cây.

Đối với bắp thiếu Ca làm ngăn cản sự ra lá và sự nở rộng của lá mới. Chóp lá này thường không có màu xanh và được bao phủ bởi một lớp keo làm cho các lá dính lại với nhau. Trong cây ăn quả và rau cải, phần lớn các biểu hiện thiếu calcium là do sự rối loạn hoạt động các mô dự trữ. Ví dụ, như các sự rối loạn do thiếu Ca là thối cuống hoa trên cà chua và bệnh đốm trên quả táo. Cuối cùng, Ca được xem là nguyên tố không di động trong cây. Ca rất ít di chuyển trong mạch rây (libe) và vì thế cho nên calcium được cung cấp cho quả và các bộ phận dự trữ rất ít. Sự chuyển vị xuống bên dưới của Ca rất kém trong rễ, sự đi vào rễ của Ca thường bị ngăn chặn trên các loại đất có hàm lượng Ca thấp.