Sulfur, Lưu huỳnh (S), lưu hoàng, sinh diêm vàng, diêm sinh

Thiếu S có thể làm đình trệ sự sinh trưởng của cây và có đặc điểm là toàn bộ cây đều bị úa vàng, cằn cỗi, thân mỏng và mảnh khảnh. Trong nhiều loại cây trồng các triệu chứng này tương tự như các triệu chứng thiếu N và chắc chắn là sẽ dẫn đến lầm lẫn trong chuẩn đoán. Tuy nhiên, không như N, S dường như không dễ dàng chuyển vị từ các bộ phận non như N, vì thế, các triệu chứng thiếu S thường xảy ra ở các lá non trước.

Cây trồng hấp thu sulfua ở dạng (SO4)2-, một lượng nhỏ SO2 có thể được cấy hấp thu qua lá, nhưng nếu SO2 có nồng độ cao sẽ gây độc cho cây. Khi S nguyên tố được phun lên lá cây ăn quả sau đó được tìm thấy rất sớm một lượng nhỏ S bên trong hệ thống mạch dẫn của cây. Cơ chế thẩm thấu vào cây ở dạng S không hòa tan trong nước chưa được nghiên cứu rõ ràng. Nồng độ của sulfua trong cây biến động từ 0,1- 0,4 %. Sulfua thường có hàm lượng tương đương hay thấp hơn P trong một số loại cây như lúa mì, bắp, đậu và khoai tây nhưng sulfua , có hàm lượng lớn hơn nhiều trong các cây như alfalfa, bắp cải và cải củ. Phần lớn (SO4)2- bị khử trong cây thành các dạng –S – S và – SH nhưng (SO4)2- vẫn hiện diện trong cây và trong tế bào.

Sulphur ((SO4)2-)

S có rất nhiều chức năng quan trọng trong sự sinh trưởng và trao đổi chất của cây trồng. S cần thiết cho sự tổng hợp các amino acids có chứa S như cystine, cysteine và methionine, các acids này là thành phần chủ yếu của protein. Gần 90 % S trong cây được tìm thấy trong các amino acid này.

Một trong những chức năng chính của S trong protein là hình thành các nối hóa học disulfide giữa các chuỗi polypeptide với nhau. Cầu nối này có được thông qua phản ứng của 2 phân tử cysteine để hình thành cystine. Sự kết nối của 2 đơn vị cysteine trong 1 protein do 1 nối disulfide (- S – S) sẽ làm cho protein gấp lại. vì vậy các nối disulfide rất quan trọng trong sự ổn định và quyết định hình dạng của proteins. Ngược lại điều này có liên quan trực tiếp đến các tính chất hay cấu trúc của protein.

S cần cho sự tổng hợp các chất trao đổi chất khác như coenzyme A, biotin, thiamin hay vitamin B và glutathione. Coenzyme A có thể là quan trọng nhất trong các chất này vì nó có liên quan đến sự oxi hóa và tổng hợp acid béo, tổng hợp amino acid và oxi hóa một số chất trung gian trong chu trình citric acid.

S cũng là thành phần cấu tạo của các hợp chất chứa S khác như Sadenosylmethione, formylmethionine, lipoic acid, và sulfolipid.

Mặc dù không có trong thành phần cấu tạo của diệp lục nhưng S cần cho sự tổng hợp của diệp lục. 

S là một phần tối quan trọng của ferrodoxins, 1 loại protein Fe-S hiện diện trong lục lạp (chloroplast). Ferrodoxin tham gia trong quá trình oxi hóa khử bằng cách vận chuyển điện tử và có vai trò quan trọng trong sự khử nitrate, khử sulfate, đồng hóa N2 bởi vi khuẩn nốt sần và các vi khuẩn sống tự do trong đất cố định đạm. 

Sulfua hiện diện trong các hợp chất bay hơi là nguyên nhân gây ra các mùi vị đặc trưng của cây trồng trong các họ mù tạc và hành tỏi. Sulfua làm tăng cường sự hình thành dầu trong các cây lấy dầu như cây đậu nành và cây lanh.

Thiếu S có thể làm đình trệ sự sinh trưởng của cây và có đặc điểm là toàn bộ cây đều bị úa vàng, cằn cỗi, thân mỏng và mảnh khảnh. Trong nhiều loại cây trồng các triệu chứng này tương tự như các triệu chứng thiếu N và chắc chắn là sẽ dẫn đến lầm lẫn trong chuẩn đoán. Tuy nhiên, không như N, S dường như không dễ dàng chuyển vị từ các bộ phận non như N, vì thế, các triệu chứng thiếu S thường xảy ra ở các lá non trước.

Các cây họ thập tự thiếu S, như cải bắp và cải dầu, đầu tiên sẽ hình thành một màu hơi đỏ trên mặt dưới của lá. Trong cải dầu, các lá bị cuốn ngược vào trong. ở bắp cải, khi sự thiếu S tiến triển, màu đỏ hay màu tía xuất hiện trên cả 2 mặt lá; các lá bị cuốn ngược vào trong, thể hiện bề mặt bị lõm trên mặt trên. Màu tối hơn hoa bình thường và hạt bị hư hại nghiêm trọng cũng cho thấy đặc tính của các triệu chứng thiếu S trong cải dầu.

Dạng khoáng

Các hợp chất chứa lưu huỳnh nguồn gốc tự nhiên phổ biến nhất là các sulfide kim loại, như pyrit (sulfide sắt), cinnabar hay chu sa (sulfide thủy ngân), galen (sulfide chì), sphalerit (sulfide kẽm) và stibnit (sulfide antimon) cũng như các sulfat kim loại, như thạch cao (calci sulfat), alunit (nhôm kali sulfat) và barit (bari sulfat)

Lưu huỳnh dạng đơn chất có thể tìm thấy ở gần các suối nước nóng và các khu vực núi lửa tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là dọc theo vành đai lửa Thái Bình Dương. Các trầm tích núi lửa hiện được khai thác tại Indonesia, Chile và Nhật Bản.

Các mỏ đáng kể của lưu huỳnh đơn chất cũng tồn tại trong các mỏ muối dọc theo bờ biển thuộc vịnh Mexico và trong các evaporit ở Đông Âu và Tây Á. Lưu huỳnh trong các mỏ này được cho là có được nhờ hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí đối với các khoáng chất sulfat, đặc biệt là thạch cao. Các mỏ này là nền tảng của sản xuất lưu huỳnh công nghiệp tại Hoa Kỳ, Ba Lan, Nga, Turkmenistan và Ukraina.

Lưu huỳnh thu được từ dầu mỏ, khí đốt và cát dầu Athabasca đã trở thành nguồn cung cấp lớn trên thị trường, với các kho dự trữ lớn dọc theo Alberta.

Pyrit

Pyrit hay pyrit sắt, là khoáng vật disulfide sắt với công thức hóa học FeS2.
Pyrit, bề rộng khoảng 100 mm (4 inch)

Ánh kim và sắc vàng đồng từ nhạt tới thông thường của khoáng vật này đã tạo nên tên hiệu riêng của nó là vàng của kẻ ngốc do nó trông tương tự như vàng. Pyrit là phổ biến nhất trong các khoáng vật sulfide. Tên gọi pyrit bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp πυρίτης (puritēs) nghĩa là "của lửa" hay "trong lửa", từ πύρ (pur) nghĩa là "lửa". Tên gọi này có lẽ là do các tia lửa được tạo ra khi pyrit va đập vào thép hay đá lửa. Tính chất này làm cho pyrit trở thành phổ biến trong sử dụng để làm cơ chế đánh lửa bằng bánh xe trong các dạng súng cổ.