Mancozeb

Khi tiếp xúc với nước và dưới tác động của tia cực tím từ ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn nhân tạo, Mancozeb bị hoạt hóa sinh ra ethylene bisiothiocyanate sunfua (EBIS) và ethylene bisiothiocyanate (EBI), EBI và EBIS tác động lên enzyme nhóm sulphydryl của tế bào nấm bệnh – gây ra sự phá hủy tế bào chất, ty thể – ức chế và ngăn chặn sự nảy mầm của bào tử nấm bệnh

Ưu điểm của Mancozeb

Diệt trừ nấm bệnh phổ rộng (hơn 400 loại nấm bệnh khác nhau)

Hiệu lực cao, ít bị hình thành kháng tính nếu tuân thủ đúng liều lượng phun và kết hợp với một số hoạt chất khác như Metalaxyl hoặc Cymoxanil

Bám dính tốt trên bề mặt, thời gian kéo dài, tạo thành lớp màng mỏng ngăn chặn nấm bệnh xâm nhập

Tương đối an toàn với cây trồng và vật nuôi, thời gian cách ly ngắn (5-15 ngày), ít độc cho cá, không độc đối với ong

Có thể phối hợp chung với hầu hết các loại thuốc trừ sâu bệnh khác (Lưu ý: Nên tham khảo ý kiến của cán bộ khuyến nông trong khu vực)

Nhược điểm của Mancozeb

Chỉ có tác dụng khi tiếp xúc trực tiếp với nấm bệnh, không có tính lưu dẫn

Gây ra bệnh da mãn tính nếu tiếp xúc thường xuyên với thuốc

Không nằm trong danh sách khuyến cáo lựa chọn khi sử dụng với các loại rau và thực phẩm an toàn

Một số lưu ý khi sử dụng Mancozeb

Thuốc chỉ có tác dụng khi tiếp xúc với nấm bệnh, do đó khi phun cần đảm bảo thuốc tiếp xúc ở cả 2 mặt lá, thân cành, và các khu vực bị nấm bệnh

Tác dụng mạnh và hiệu quả cao khi phòng trừ, khi nấm đã nhễm vào mô thực vật bên trong thì hiệu quả kém đi rất nhiều

Không nên tự ý tăng giảm liều lượng khi phun, có thể làm cho nấm bệnh dễ hình thành kháng tính (hiện tượng kháng thuốc)

Nên phối hợp với các hoạt chất có tính lưu dẫn để tăng hiệu quả phòng và trị bệnh

Không hòa chung với các loại thuốc trừ sâu bệnh có chứa lưu huỳnh và vôi

Tuân thủ các nguyên tắc an toàn và phòng hộ trong lao động

Một số bệnh trên cây trồng có thể sử dụng nhóm Dithiocarbamate 

Cây cà phê: Thán thư, rỉ sắt, nấm hồng…

Cây ca cao: Sương mai

Cây cao su: Loét sọc mặt cạo

Cây bơ: Thối thân xì mủ

Cây điều: Sương mai, thán thư

Cây tiêu (hồ tiêu): Chết nhanh – chết chậm

Cây sầu riêng: Đốm lá, đốm mắt cua, xì mủ, thối trái…